Giai
đoạn tiên khởi
* Bối cảnh lịch sử
* Khai sinh lực lượng
Vào thời kỳ từ năm 1930 đến
1939, lịch sử dân tộc Việt Nam đă chứng kiến nhiều biến cố quan trọng về chính
trị, kinh tế và xă hội có liên hệ đến công cuộc đấu tranh giành độc lập của các
đảng cách mạng quốc gia. Cuộc khởi nghĩa thất bại của Việt Nam Quốc Dân Đảng
tháng 2-1930 đưa đến cái chết của 13 liệt sĩ trên đoạn đầu đài chứng tỏ thực
dân Pháp vẫn cứng rắn trong chính sách đàn áp sắt máu của họ. Phong trào
Xô-Viết Nghệ Tĩnh do Cộng Sản phát khởi ngày 1-5-1930, lợi dụng các tầng lớp
nông dân, công nhân nổi dậy tiêu diệt các cơ cấu chính quyền thuộc địa, thành
lập các xô-viết (ủy ban) cho các mục tiêu chính trị manh động của họ cũng bị
dẹp tan. Các phần tử cách mạng bị thủ tiêu, giam cầm hay im hơi lặng tiếng hoặc
bôn tẩu ra ngoại quốc. Ở Nam Việt, nhóm Cộng Sản Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Trần Văn
Thạch, Phan Văn Hùm hoạt động qua các cuộc ứng cử vào các hội đồng thành phố.
Năm 1932, Bảo Đại về nước chấp chánh, sau đó đưa ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thượng
Thư Bộ Lại, đứng đầu Hội Đồng Cải Cách để mong lấy lại chủ quyền quốc gia trong
tay người Pháp, nhưng chương tŕnh đó đă thất bại. Sự thành công của cánh tả
tại Pháp với Mặt Trận B́nh Dân (Front Populaire) lên cầm quyền (1936-39) có làm
đổi thay ít nhiều không khí chính trị tại nước ta nhưng cũng không mở ra nhiều
triển vọng tốt cho con đường đấu tranh của người Việt Nam yêu nước. Tên Việt
Nam, được gọi thường ngày là An Nam hoặc Xứ Đông Pháp hay Đông Dương thuộc Pháp
(Indochine Francaise) hoặc Liên Bang Đông Dương (Fédération Indochinoise), cơ
hồ biến mất trên bản đồ đất nước. Khuynh hướng chính trị tư sản của nhóm Tự Lực
Văn Đoàn cũng bước đầu đặt cơ sở cho tiến tŕnh cải cách xă hội, vận động nâng
cao dân trí. Cuộc sống của người dân nói chung vẫn quá cơ cực v́ thuế má nặng
nề nhất là đại đa số nông dân. Năm 1938, Bảo Đại cùng với Thượng Thư Phạm Quỳnh
sang Pháp để vận động người Pháp thực hiện sự hợp nhất Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhưng
cũng không thu được kết quả khả quan. Trong lúc các hoạt động chính trị cứu
nước cơ hồ bị lắng động th́ những phần tử thanh niên đă trỗi dậy, khởi đầu từ
những sinh viên Việt Nam là những thành phần ưu tú quả cảm của dân tộc. Người
xướng xuất ra công cuộc cách mạng mới là một sinh viên Luật khoa Đại Học Hà
Nội: Anh TRƯƠNG TỬ ANH.
Anh Trương Tử Anh sinh năm Giáp
Dần (1914), tên là Trương Khán, bí danh Phương, thường gọi Cả Khán hay Cả
Phương. Sau này v́ sự hoạt động gan góc, kiên tŕ của anh nên anh c̣n được gọi
là Khán Lỳ. Ḍng tộc của anh vốn gốc Thanh Hóa theo bước chân Nam tiến từ đầu
thế kỷ 17, vào định cư tại làng Mỹ Thạnh (Trung), xă Ḥa Phong, quận Tuy Ḥa,
tỉnh Phú Yên. Ông nội anh là cụ Trương Chính Đường đỗ Hương thí năm 1852, sáng
lập Hội Văn-Phổ Phú Yên, có tham gia Phong Trào Cần Vương. Thân sinh anh là cụ
Trương Bội Hoàng và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Miên; gia đ́nh gồm có 10 người
con mà Trương Tử Anh là con cả. Thuở nhỏ Trương Tử Anh học bậc tiểu học tại
Trường Phủ ở Thị xă Tuy Ḥa hàng ngày có dịp làm quen với các tài liệu sách báo
cách mạng trong gia đ́nh của cụ thân sinh. Lớn lên Trương Tử Anh theo học bậc
trung học tại Quy Nhơn rồi Huế vốn là những nơi có các phong trào yêu nước bùng
nổ. Năm 1934, Trương Tử Anh ra Hà Nội theo học đại học Luật khoa để rồi từ đó
dấn thân vào con đường cách mạng.
Trường Đại Học Hà Nội do Toàn
quyền Beau (1902-1908) sáng lập năm 1908, mục đích để cầm giữ sinh viên khỏi
tham gia Phong Trào Đông Du hay nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục do các nhà cách mạng
Việt Nam phát động trong đầu thế kỷ 20. Bị Toàn quyền Klobukowski đóng cửa cũng
trong chính năm 1908 v́ sinh viên VN vẫn cứ theo các trào lưu cách mạng, trường
Đại Học Hà Nội được mở cửa lại vào năm 1911 dưới thời Toàn quyền Albert
Sarraut. Đây là nơi quy tụ sinh viên của toàn cơi Đông Dương (Việt, Miên, Lào)
nên cũng là môi trường cách mạng thuộc nhiều khuynh hướng chính trị của lớp
người trẻ Việt Nam.
Sau khi điều nghiên sâu rộng các
tài liệu chính trị đương thời, anh Trương Tử Anh đă cương quyết đánh đổ ngụy
thuyết Cộng Sản và ngụy thuyết Quốc Xă mặc dầu đó là những lư thuyết thịnh hành
lúc bấy giờ. Anh quan niệm cứu cánh của dân tộc không thể dựa trên căn bản
những chủ thuyết nhập nội mà lư luận không đứng vững, sự thực hiện không tương
hợp với bản năng của ṇi giống, không đề cao được tinh thần tự quyết của dân
tộc khi hướng về một chủ đích đấu tranh giải phóng. Trong những trang bút tích
c̣n để lại, Trương Tử Anh đă nhận xét rằng: "Mỗi nước trên thế giới đều có
một hay nhiều dân tộc khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, có một tŕnh độ văn hóa
khác nhau và phong tục, tập quán, tín ngưỡng hoàn toàn khác nhau. Một chủ nghĩa
chính trị muốn được thành công tất phải căn cứ vào những yếu tố kể trên mới
mong được dân chúng ủng hộ và có thể đem ra áp dụng được..." và anh khẳng
định: "...Các chủ nghĩa đă xuất hiện trên thế giới đều không thích hợp với
dân tộc ta..." (Nguyên văn bút tích năm 1936 của Đảng Trưởng Trương Tử
Anh)). V́ thế anh Trương Tử Anh đă sáng tạo ra chủ thuyết dân tộc sinh tồn; một
chủ thuyết tiến bộ, hoàn hảo áp dụng nguyên lư sinh tồn vào cuộc sống đại
chúng, xây dựng khả năng, tạo lập sức mạnh, củng cố cộng đồng để mưu cầu sự
sống c̣n và cường thịnh của Quốc Gia.
Ngày 10 tháng 12 năm 1938 là
thời điểm mở đầu đảng sử và là ngày chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn được công bố,
đưa thuyết quốc gia vào con đường cao tột của ư niệm dân chủ và xă hội. Để thực
hiện chủ thuyết và ước vọng cứu quốc, anh Trương Tử Anh đă khổ công hơn một năm
trời chiêu mộ những bạn đồng chí để cùng thành lập ra một tổ chức cách mạng với
danh xưng là đại việt quốc dân đảng. Cơ cấu Trung Ương đầu tiên gồm các đồng
chí: Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Phạm Cảnh Hoàn, Trương Bá Hoành, Đặng Vũ
Trứ, Nguyễn Sơn Hải, Tạ Thành Châm, Phan Bá Trọng, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Định
Quốc, Vơ Văn Hải, Nguyễn Văn Viễn, Đặng Xuân Tiếp, Giáo Lai, BS San. Một bản
tuyên ngôn đă được soạn thảo và phổ biến theo lối chuyền tay dưới h́nh thức một
tập sách luân lưu nội dung tŕnh bày bản sắc của dân tộc, với đoạn trích như
"Những cảnh vinh nhục nối tiếp nhau biến hiện trên giải đất Đại Việt này,
đă hun đúc dân ta thành một dân tộc già dặn, bền bỉ, đủ sức đối chọi với mọi
cảnh ngộ. Lúc hưng thịnh th́ lên cao tuyệt vời mà lúc suy vi th́ vẫn giữ nguyên
được cái bản sắc đặc biệt để cho khi cuộc quật khởi lại càng hùng mạnh hơn
xưa.", hoặc nói lên trạng huống khốn khổ của Việt Nam dưới ách thực dân
thống trị, như "Già nửa thế kỷ dưới quyền thống trị của đế quốc Pháp. Nước
ta bị coi là một kho nguyên liệu, một thị trường tiêu thụ và một ḷ nhân công
rẻ tiền. Họ vơ vét sạch các nguồn lợi, lại giam hăm dân tộc ta trong ṿng lạc
hậu về văn minh, kỹ nghệ. Đến như nghề Nông là nghề căn bản của nền kinh tế
quốc gia cũng hết đường phát triển, tŕnh độ phát triển của dân ta v́ thế càng
ngày càng thấp kém." Bản Tuyên ngôn nêu ra những diễn biến về t́nh h́nh
quốc tế thuận tiện cho một cuộc vùng dậy cởi ách ngoại xâm, đề cao những nét
chính của chủ nghĩa và giải thích ư nghĩa danh xưng của Đảng: "Hai tiếng
Đại Việt nêu cao cái ư chí tự cường, tự lập và cái hùng tâm muốn cho quốc gia
mạnh mẽ lên và bành trướng măi ra. Ba chữ Quốc Dân Đảng tỏ rằng Đảng này không
phải của riêng giới nào, mà là của toàn thể dân tộc." rồi sau đó đưa ra
một chương tŕnh kiến thiết Tổ Quốc Đại Việt.
Đảng kỳ là nền đỏ, ṿng tṛn
xanh, ngôi sao trắng.
Đảng ca là bài Cờ Sao Trắng.
Một cuốn sách nhỏ thứ hai dành
riêng cho đảng viên chỉ dẫn về cách tổ chức và phương pháp sinh hoạt của Đảng
với đơn vị căn bản là chi bộ rồi lên đến khu bộ và cao hơn hết là Trung Ương
Đảng. Phép tổ chức là của một Đảng cách mạng bí mật, nguyên tắc phân cách các
đơn vị được ghi chú cẩn thận. Chức vụ lănh đạo cơ sở hạ tầng được luân phiên
trao cho các đồng chí để mọi người trở nên thành thạo với đảng vụ. Kỷ luật Đảng
trong thời đó rất cứng rắn, chấp nhận cả h́nh phạt tối đa là tử h́nh đối với
những phần tử phản quốc và phản Đảng.