Giai
đoạn 1970-1975
*
Khí thế mới
*
Đường hướng và hoạt động mới
*
Các khó khăn gặp phải trong ḍng lịch sử
bi thảm của Miền Nam trước ngày 30-4-1975.
Ngày 4-1-1970, Đại-hội Toàn Đảng
kỳ II đă mở phiên họp long trọng tại hội trường khách sạn Bát Đạt ở Thủ Đô
Saigon với sự hiện diện đông đủ của các thành phần sau đây:
- Các Tổng Ủy Viên thuộc Ban
Chấp Hành Trung Ương Đảng.
- Các Trung Ương Ủy Viên.
- Các Bí-Thư Liên Tỉnh: Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Cao Nguyên Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Các Bí
Thư và Phó Bí Thư Quân Ủy các cấp.
- Các Bí Thư và Phó Bí Thư các
Tỉnh Bộ: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngải, B́nh Định,
Phú Bổn, Tuyên Đức, Lâm Đồng Darlac, Quảng Đức, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, B́nh
Tuy, Phú Yên, Long Khánh Hậu Nghĩa, Phước Tuy, Biên Ḥa, Gia Định, Kiến Ḥa,
Định Tường, Vĩnh B́nh, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiến Tường, An Xuyên, Kiến
Phong...
- Bí Thư và Phó Bí Thư các Thị
Bộ: Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cam Ranh, Vũng Tàu và Đô Thành Bộ Saigon.
- Bí Thư và Phó Bí Thư các Đặc
Khu: Trương Tử Anh I (Đại Học Huế), Trương Tử Anh II (Đại Học Sài-G̣n), Trương
Tử Anh III (Đại Học Đà Lạt), Đặc Khu Người Việt gốc Chàm, Đặc Khu Người Việt
Gốc Miên, Đặc Khu Người Thượng (Cao Nguyên Trung Phần) và Đặc Khu Lê Lợi (Bắc
Việt).
Đại Hội đă diễn tiến trước sự
chứng kiến của các đại diện báo chí, vô tuyến truyền h́nh, truyền thanh, và các
hăng Thông tấn. Đây là một phiên họp quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới của
Đảng, giai đoạn xây dựng chủ hướng công khai thông qua tiến tŕnh đấu tranh dân
chủ. Trong phiên họp này, Hội Đồng Trung Ương Đảng đă đạt tới những quyết nghị
căn bản:
1.- Chung quyết một bản Đảng Quy
gồm 5 Chương và 30 Điều quy định mục đích, phép tổ chức, lề lối sinh hoạt và kỷ
luật chế tài của Đảng phù hợp với luật định và sự tiến triển lớn mạnh của Đảng.
2.- Bầu Chủ Tịch Đảng. (Đồng Chí
Hà Thúc Kư đắc cử chức vụ Chủ Tịch Đảng với sự tín nhiệm của toàn thể các cấp
bộ qua một cuộc bỏ thăm trực tiếp và kín).
3.- Bầu Ban Chấp Hành Trung Ương
gồm 14 Tổng Ủy Viên điều khiển 14 Tổng-Bộ: Thường Vụ, Tổ Chức, Tuyên Huấn, Pháp
Chế, Thanh Niên, Xă Hội Lao Động, Điều Nghiên, Quốc Pḥng, Kiều Vận, Báo Chí,
Ngoại Giao, Tài Chánh, Kế Hoạch và Tổng Thủ Quỹ.
4.- Bầu 5 Ủy Viên vào Ban Bảo
Quy.
5.- Thảo luận và chấp thuận
"Chương Tŕnh 8 Điểm" trong kế hoạch hoạt động tứ niên của Đảng.
Đại Hội đồng xác định một lần
nữa sự trường tồn và sức sống mănh liệt của Đảng được un đúc bởi quá tŕnh đấu
tranh dũng cảm, bởi sự tiến bộ của tổ chức và bởi nỗ lực của các đồng chí.
Bước qua năm 1971, t́nh h́nh
chính trị Miền Nam đă có những diễn tiến phức tạp do các áp lực quân sự, kinh
tế cùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc bầu cử Quốc
Hội pháp nhiệm II tổ chức vào tháng 8 năm 1971, Đảng đă đưa một số Đồng chí ra
ứng cử Dân Biểu và đắc cử. Bên cạnh đó, cuộc bầu cử Tổng Thống độc diễn của
Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm cho t́nh h́nh chính trị của đất nước thêm rối rắm và
chia rẽ trong hàng ngũ nhân dân và quân đội. Đảng luôn luôn bày tỏ niềm ưu tư
trước vận nước và tích cực vận động các sáng kiến chính trị để tạo thế ổn định
cho miền đất Tự Do của người Quốc Gia. Các Nghị sĩ thuộc Liên Danh Bông Lúa của
Đảng tại Thượng Nghị Viện và các Dân Biểu của Đảng trong Nhóm Quốc Gia tại Hạ
Nghị Viện đă nỗ lực đấu tranh để phản ảnh lập trường chính trị của Đảng tại các
cơ quan tranh đấu nghị trường và trên các ngành truyền thông đại chúng. Ông
Nguyễn Văn Thiệu đă sử dụng hai khối đa số thân chính quyền trong Quốc Hội là
khối Độc Lập và khối Cộng Ḥa để đưa ra những đạo luật có lợi cho chính quyền
và phe nhóm hơn là phục vụ quyền lợi của nhân dân, đồng thời nuôi dưỡng thói
tham nhũng, dung túng nạn hối mại quyền thế khiến cho tiềm lực quốc gia ngày
càng suy yếu.
Tháng 6 năm 1972, trước sự phản
đối quyết liệt của các khối, nhóm thiểu số đối lập trong Thượng và Hạ Nghị
Viện, Quốc Hội với đa số thuộc phe chính quyền đă biểu quyết và thông qua Luật
Ủy-Quyền cho phép tướng Thiệu cai trị đất nước bằng các Sắc Luật có liên quan
đến các lănh vực quan trọng như kinh tế, chính trị, quốc pḥng và an ninh tức
là thiết lập một nền chính trị độc tài quân phiệt dựa trên các văn kiện pháp
chế. Phản ứng của các Dân Biểu, Nghị Sĩ của Đảng và thân hữu trước các vi phạm
dân chủ do chủ tâm của chính quyền, đă được các giới báo chí và truyền thông
phản ảnh liên tục trước công luận nhân dân.
Trong thời gian từ đầu năm 1972,
chính quyền của tướng Thiệu đă cho thành lập đảng Dân Chủ từ các cơ sở xă, ấp
đến các cơ quan trung ương, chèn ép các đảng phái quốc gia bằng cách thay thế,
sa thải những người không đồng chính kiến hay không chấp nhận sự chỉ huy của
các thành phần có tên trong đảng Dân Chủ. Một số người theo chủ nghĩa cơ hội và
các phần tử Cộng Sản hay thân Cộng đă chui vào đảng Dân Chủ để kiếm cách làm
giàu, thăng quan tiến chức hay tránh bị ruồng bố và để t́m cách trả thù các
thành phần cán bộ quốc gia có thành tích diệt Cộng. Dựa trên Luật Ủy Quyền, ông
Thiệu đă ban hành một số các Sắc Luật quan trọng trong đó có hai luật về
Chính-Đảng và Báo Chí nhằm khai tử hết các đảng phái Quốc Gia có thành tích
chống Cộng, nhằm dành độc quyền chính trị cho đảng Dân Chủ, và chừa đất sống
cho các tờ báo của chính quyền hay theo phe chính quyền mà thôi.
Trước t́nh h́nh cực kỳ khó khăn
do chính quyền quân phiệt gây ra, Đảng đă tích cực đả kích những hành vi sai
trái, lố bịch của chính quyền tại trung ương, nhưng đồng thời ở các cơ sở hạ
tằng, các cán bộ của Đảng trong quân đội và hành chánh xă ấp cũng vẫn luôn luôn
giữ vững tay súng chống Cộng và giữ trọn niềm trung kiên với Đảng trước các áp
lực chèn ép bất công do chính quyền gây ra. Tại trung ương, đồng chí Hà Thúc Kư
với tư cách là công dân VNCH, đă kiện lên Tối Cao Pháp Viện về sự vi hiến của
các Sắc Luật Đảng phái, Báo chí của chính quyền Tướng Thiệu. Phản ứng của chính
quyền lúc đó là t́m cách tŕ hoăn vụ án cho đến ngày Miền Nam sụp đổ. Trên thực
tế, Đảng đă không thừa nhận giá trị các Sắc Luật đó bởi v́, bằng tinh thần đấu
tranh cách mạng của một chính đảng quốc gia, Đảng đă được khai sinh và trưởng
thành bằng những văn kiện bất thành văn đó là ḷng ái quốc và xương máu của các
anh chị em đồng chí trong lao tù của thực dân, cộng sản và độc tài th́ làm sao
một bản văn đơn giản của những kẻ thời cơ, một đạo luật lại có thể khai tử một
đảng cách mạng được?
Sau cuộc tổng tấn công mùa hè
năm 1972, một số cơ sở của Đảng thuộc hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên phải di
chuyển vào Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận hay Biên Ḥa v.v... và tái phối trí
sinh hoạt trở lại. Các Đảng Bộ thuộc Kontum, Pleiku mặc dầu chiến cuộc tàn
khốc, vẫn kiên tŕ trụ lại với quần chúng cơ sở. Điều đó chứng tỏ tinh thần bất
khuất của người cán bộ Đảng trước băo tố của thời cuộc. Sự liên lạc giữa các cơ
sở Đảng ở địa phương với Trung Ương luôn luôn tỏ ra chặt chẽ để thích ứng với
các nhu cầu công tác.
Ngày 27-01-1973, Hiệp Định Paris
được kư kết nhằm giúp cho Quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi cuộc chiến tranh tại
Việt Nam, đă đem lại rất nhiều bất lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa. Các chiến sĩ đồng
chí của Đảng trên khắp các mặt trận đă phải nỗ lực bội phần để giữ vững chiến
tuyến diệt Cộng. Trong lúc t́nh h́nh quân sự diễn ra ngày càng nguy ngập cho
Miền Nam do việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự và kinh tế, chính quyền tướng
Thiệu không vận dụng được hậu thuẫn của quần chúng do nạn tham nhũng làm mất
ḷng dân và niềm tin của quân đội cũng đang bị xói ṃn trầm trọng, viễn ảnh mất
nước đă chập chờn xuất hiện trong nỗi ưu tư của mọi cấp bộ Đảng và nhân dân.
Tại trung ương cũng như tại địa phương, đảng Dân Chủ của chính quyền vẫn tiếp
tục chính sách phá phách các đảng phái, đoàn thể quốc gia thay v́ tạo mối dây
đoàn kết cần thiết giữa những người có chung một lư tưởng chống Cộng.
Ngày 6-1-1975, tỉnh Phước Long
mất vào tay Cộng Sản. Ngày 10-3-1975 cộng quân tấn chiếm Ban Mê Thuột, mở đầu
cho cuộc sụp đổ đau thương của Miền Nam kết thúc trong ngày 30-4-1975 do sự bất
tài, bất xứng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trong kế sách lănh đạo đất nước
và cũng do sự bán đứng Việt Nam Cộng Ḥa cho Cộng Sản Bắc Việt thông qua người
bạn đồng minh Hoa Kỳ. Trong t́nh h́nh đó, Đảng cũng chịu chung niềm đau thương
mất mát to lớn của dân tộc qua việc đại đa số cán bộ đầu năo của Đảng, đảng
viên và gia đ́nh kẹt lại trong nước phải chịu biết bao thảm cảnh tù đày, chết
chóc, bị trả thù nhiều năm trong các trại tập trung của Cộng Sản hay ngoài xă
hội. Chỉ có một ít đồng chí may mắn thoát ra được nước ngoài để cho ngọn đuốc
cách mạng của Đảng vẫn được chiếu sáng trở lại trong nhiều khó khăn mới.